Đạo đức giả Đạo_đức

Ngược lại với Đạo đức là Đạo đức giả. Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệ giữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước.

Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… để vạch mặt kẻ đạo đức giả:

"Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm", hoặc"Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao"."ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa"[13]

Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn, nhưng rất khó bị phát giác. Thói đạo đức giả luôn đi cùng với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó có thói đạo đức giả. Đạo đức xã hội chủ nghĩa (chân chính) hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình.

Nguyên nhân

  • Do chủ nghĩa cá nhân, người nói dối trá vì quyền lợi của mình.
  • Thiếu những tấm gương đạo đức thực sự xung quanh người nói (chứ không phải trong sách vở), hoặc tâm lý ỉ lại vào những tấm gương mà không chịu làm gương trước do sợ thiệt.
  • Do áp lực (người quyền trên, từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp...) đè nặng lên vai người nói,mà năng lực thì có hạn, người nói phải đối phó với sự thật có thể gây thất vọng cho người khác (bệnh thành tích). Muốn thật có khi cũng không được, bởi điều đó ảnh hưởng tới những người khác.[14]
  • Do tâm lý sống chung với tiêu cực của các thành viên trong xã hội, coi đạo đức giả là chuyện bình thường trong thời buổi hiện nay; thờ ơ, ngại va chạm, thiếu đấu tranh để bảo vệ lẽ phải.[15]
  • Do tâm lý đám đông, thấy người khách hô khẩu hiệu thì cũng chỉ hô khẩu hiệu theo chứ chưa nghĩ tới những khó khăn khi làm (tính chất phong trào).[14]
  • Đây là vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều người, nhiều Bộ ngành, đia phương.... Một cá nhân hoặc ít người không thể thay đổi được. Mà đòi hỏi cả xã hội, các ngành nghề, mỗi người đều phải vào cuộc, tạo nên một sự thay đổi đồng bộ.[14]
  • Đôi khi đạo đức giả lại là công cụ bất đắc dĩ của một người, một nhóm người...để tự vệ trước thói đạo đức giả của một người, một nhóm người...khác (có khi bị cho là ngụy biện)

Tác hại

  • Sự mất uy tín của cá nhân (tổ chức...) do người đó (người trong tổ chức đó...) có thói đạo đức giả, ảnh hưởng ở trong nước và có thể đối với cả quốc tế.
  • Tạo ra một hệ thống cổ xúy lừa đảo và tham nhũng, bởi trong những hệ thống đàng hoàng hơn, chân chính hơn thì người đạo đức giả khó có chỗ đứng.
  • Những người sống đúng với đạo đức truyền thống, người làm khoa học nghiêm chỉnh bị o ép, coi thường, dẫn đến chán nản, khó phát huy khả năng do có nhiều bất công.
  • Sự lây truyền căn bệnh thành tích từ các em học sinh từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bệnh lừa đảo... đến các thế hệ tiếp sau.
  • Các giá trị xã hội bị đảo lộn.
  • v.v.

Một số quan điểm về đạo đức giả

  • Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước, Ỷ Lan tâu:
Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.[16]
— Ỷ Lan

Nghe xong Lý Thánh Tông rất phục.

  • Theo Hồ Chí Minh:
"Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm", đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Chúng ta phải phấn đấu để trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ người khác về đạo đức.[10][13]
— Hồ Chí Minh
Tôi phải nhìn nhận rằng trong những năm gần đây, khi cơn lốc "thị trường" bao phủ lên đất nước ta thì (cùng với sự phồn vinh vật chất mà nó đem lại) một bộ phận không nhỏ chúng tôi, nhất là giới được xem là "trí thức", đã tha hóa.Chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào sự "chụp giật" của cuộc sống ngày nay, một số không ít chúng tôi đã co cụm lại, chỉ lo cho gia đình, con cháu mình mà không nghĩ đến các bạn, thái độ đạo đức giả của một số chúng tôi hẳn đã làm nhiều bạn chán ngán, buồn phiền.Một số chúng tôi đã có quyền, có lợi, nhưng chưa làm đầy đủ bổn phận với các bạn. Bởi vậy, trước hết, tôi có lời xin lỗi bạn, thế hệ trẻ. Tôi không dám thay mặt ai để xin lỗi, chỉ xin lỗi cho cá nhân tôi, song tôi nghĩ nhiều người ở thế hệ tôi cũng cùng một tâm trạng.[17]
— Trần Hữu Dũng
Cần bắt đầu bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, dù vẫn phải giữ gìn truyền thống. Cần bớt đi thói đạo đức giả. Bởi không thể nói bản chất xã hội chúng ta là không có chuyện đó. Đừng nói mình là biệt lập, là đặc thù. Tôi cho rằng nên coi đó là một hiện thực. Cần có một bộ luật để công nhận và quản lý mại dâm[18]
— Dương Trung Quốc
Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi[19]
Không gì bằng những hành động mà người dân nào cũng mong đợi: xử lý nghiêm, công minh và minh bạch các vụ án tham nhũng, bảo vệ triệt để những người đứng ra tố cáo tham nhũng. Người dân phải nghe, thấy, sờ được những hành động này của Chính phủ[20]
— Nguyễn Khắc Thuần
Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó[15]
— Bill Gates

Đạo đức giả không đồng nghĩa với nói dối

Nói dối có nhiều mục đích khác nhau:

  • Nói dối mà có lợi cho cả người nói và người nghe: là một biểu hiện của trêu đùa, bông đùa...Nhiều khi là liệu pháp tâm lý giúp người nghe, được ứng dụng trong Tâm lý trị liệu.(ám thị)
  • Nói dối mà có lợi cho người nói, không có lợi (hoặc có hại) cho người nghe, được gọi là dối trá[14], là một biểu hiện của lợi dụng, tham nhũng, bệnh thành tích, đạo đức giả, nịnh hót, mị dân...Trong chiến đấu thì nói dối có thể là chiến thuật, mưu kế...(ám thị)
  • Nói dối mà không có lợi cho người nói, có lợi cho người nghe là một biểu hiện của lòng cao thượng.
  • Nói dối mà có hại cho cả người nói và người nghe là khi thói đối trá bị lật tẩy, đôi khi là hậu quả của lời nói dối tưởng như vô hại.

Phòng chống

  • Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, mỗi người tự rèn luyện bản thân, người trách nhiệm càng cao thì càng phải làm gương cho người khác xung quanh mình, nâng cao tính kỷ luật của bản thân, nói đi đôi với làm.
  • Đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nghiêm trị những kẻ tham nhũng, cơ hội...
  • Nâng cao dân trí để không cả tin, không cho thói đạo đức giả có chỗ đứng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đạo_đức http://giasunhantri.com/10-cau-noi-bat-hu-cua-bill... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/1301... http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-11... http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php?optio... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/508677/mat-niem... http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/115404/ai-cho-gia... http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/gs-tran-huu-dung-...